Các bước lắp đặt máy nén lạnh [CHI TIẾT] – Chuẩn kỹ thuật

Các bước lắp đặt máy nén lạnh có 5 bước rất phức tạp. Đòi hỏi trong quá trình bạn cần đảm bảo các yếu tố như vị trí lắp, thứ tự lắp các trục khớp sao cho tuần tự và đạt tiêu chuẩn. Vậy như thế nào là quy trình lắp đặt đúng kỹ thuật và đạt tiêu chuẩn, mời bạn xem ngay chi tiết ở phần nội dung sau!

Các bước lắp đặt máy nén lạnh

Thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật lắp đặt máy nén lạnh sẽ giúp máy hoạt động tốt, hoạt động bền bỉ, ít gặp sự cố. Và nhằm giúp quý khách hàng hiểu hơn về các bước lắp đặt máy nén lạnh sau đây là hướng dẫn 5 bước để khách hàng có thể tham khảo: 

  • Bước 1: Đưa máy vào đúng vị trí lắp đặt. 

Ở bước này bạn cần chú ý chỉ được móc máy vào các vị trí đã được định sẵn và không tùy tiện móc vào ống, thân máy gây trầy xước và hư hỏng máy nén. 

  • Bước 2: Kiểm tra tính an toàn trước khi lắp đặt máy.

Trước khi lắp máy bạn cần lưu ý tới các vấn đề như: Thao tác vận hành, bảo trì, tháo dỡ, thi công đường ống, sửa chữa, thông gió và chiếu sáng sao cho đảm bảo thuận lợi nhất. 

  • Bước 3: Tiến hành lắp máy nén lạnh tại các bệ móng bê tông cốt thép định sẵn. Đòi hỏi máy phải được gắn chặt lên nền bê tông bằng các bulong chôn sẵn nhằm đảm bảo tính chắc chắn của máy và trong quá trình vận hành. 

Lưu ý: Khi thi công bạn cần đặt bệ máy cao hơn bề mặt nền tối thiểu 100mm, tránh máy bị ảnh hưởng bởi môi trường nền nồm ẩm, bụi bẩn,…

  • Bước 4: Lắp đặt các bu lông cố định máy vào bệ móng có thể đúc sẵn trong bê tông sau khi lắp đặt máy nén lạnh là thuận lợi. 
  • Bước 5: Sau khi hoàn tất quá trình, chỉ việc đưa máy vào vị trí rồi tiến hành lắp bu lông sau đó cho vữa, xi măng vào để cố định bu lông.

các bước lắp đặt máy nén lạnh ảnh 1

5 Bước lắp đặt máy nén lạnh

5 Lưu ý quan trọng khi lắp đặt máy nén lạnh

1. Vị trí lắp đặt

  • Chọn được vị trí lắp đặt là một chuyện, để máy nén hoạt động trơn tru và bền bỉ bạn cần kiểm tra những yếu tố môi trường của vị trí đó. Vị trí cần đảm bảo cân bằng, chắc chắn, nên được đổ bê tông chịu được khối lượng lớn của máy nén. Nếu lắp đặt máy ở vị trí cao bạn cần xử lý bệ chống rung nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống chống rung. 
  • Chú ý kiểm tra lại các vấn đề thi công bao gồm: hệ thống đường ống, chiếu sáng, thông gió. 
  • Nên lắp đặt thêm hệ thống thông gió nếu thiết kế không có thông gió tự nhiên để giúp máy tản nhiệt phòng máy không gây nhiệt độ phòng quá cao. 

các bước lắp đặt máy nén lạnh ảnh 2

Vị trí lắp đặt máy nén lạnh phải bằng phẳng, thoáng khí

2. Lắp đặt máy nén vào nền

  • Khi lắp đặt máy nén vào nền, bước đầu tiên bạn cần đảm bảo móng bê tông cân bằng và dùng ống thăng bằng ngang để kiểm tra độ ngang của thiết bị. Sau đó cho bu lông cố định để khi đặt chính xác máy nén chỉ cần đổ vữa để cố định lại. 
  • Tiếp tục sử dụng ống thăng bằng để lấy độ nằm ngang thật chính xác rồi mới siết bu lông lại. Để thao tác thực hiện dễ dàng hơn, bạn nên sử dụng chêm ở dưới bệ máy trong lúc siết bu lông. Sau khi máy nén đã được cố định ở vị trí bạn nên thay chêm bằng bán sắt có cùng chiều dày rồi bịt những chỗ hở để tránh tình trạng máy rung khi hoạt động. 
  • Nếu lắp đặt máy ở trên cao và sử dụng bệ chống rung thì cũng cần thực hiện các thao tác như kể trên sau đó sử dụng vật dụng nối bệ đỡ và bệ chống rung kéo chữ Jack – Bolt dùng để thay cao su chống rung ra khỏi bệ đỡ mặc dù các miếng cao su đã bị ép xuống hoàn toàn. 
  • Nền nhà cách móng của máy nén trên 30cm và ứng dụng thêm một số vật liệu chống rung khác giữa móng nhà và dàn bê tông nhằm hạn chế đến mức thấp nhất chấn động hệ thống tác động lên nhà móng. 
  • Nên sử dụng ống dẻo trong lắp đặt để tránh tình trạng rung của các đường ống. 

3. Lắp đặt bộ truyền động đai

Khi lắp đặt mô tơ và máy nén, tâm của 2 thiết bị này phải đảm bảo nằm trên một trục thẳng. Thông thường yếu tố này đã được đảm bảo từ trước, tuy nhiên để chắc chắn hơn trước khi lắp đặt bạn cũng nên kiểm tra lại một lần cuối. 

  • Để lấy được đồng tâm, bạn chỉ cần căng dây thép bên Puly và nhìn lại xem rãnh có bị lệch hay không. Trường hợp rãnh bị lệch, dây trân máy sẽ rất nhanh bị mòn vì máy hoạt động tốc độ cao. Đồng thời, sự cố này còn làm giảm tuổi thọ do máy liên tục tác dụng những lực vô ích vào ở trục. 
  • Khi lắp dây trân bạn cần lưu ý nới lỏng bàn trượt của mô tô, đưa khoảng cách giữa Puly và máy nén lại gần đến độ lỏng nhất định, không nên cố đẩy dây trân vào mô tô. Dùng bu lông mô tơ để chỉnh lại độ lỏng. 
  • Để căng lại dây thuận tiện bạn cần đảm bảo mặt khung phía dưới động cơ phay rãnh có chiều vuông góc với trục động cơ để lắp đặt bu lông. Phía đầu 2 rãnh khung được lắp chắc chắn bằng đai ốc và bu lông có tác dụng đẩy động cơ cho đai căng. Động cơ máy nén có thể dễ dàng điều chỉnh được cả 2 phương. Chỉnh trục động cơ phải song song với trục máy nén + các rãnh Puly động cơ + máy nén phải thẳng hàng. 
  • Khi thay dây curoa bạn nên dùng cả bộ dây mới để đảm bảo mức độ rung sẽ đồng nhất tránh làm ảnh hưởng tới tuổi thọ dây. Sau khi thay dây mới trong 1 ngày bạn nên kiểm tra lại độ căng của dây đồng thời giữ cho dây sạch và không dính dầu mỡ. 

các bước lắp đặt máy nén lạnh ảnh 3

Lưu ý lắp đặt bộ truyền động đai

4. Lắp đặt bộ truyền động trực tiếp máy nén lạnh

  • Tùy vào trường hợp mà ta có các cách lắp đặt bộ truyền động khác nhau. Trọng trường hợp truyền động bằng khớp nối đàn hồi thì động cơ nên được lắp trên khung giả thép cùng với máy nén. 
  • Trước khi lắp đặt các khớp mềm đàn hồi bạn cần chỉnh các khoảng cách giữa hai mặt bích của trục động cơ và máy nén sao cho phù hợp. Nếu đặt lệch tâm dẫn đến hoạt động máy kém bền bỉ, nhưng vẫn có thể chấp nhận được. 
  • Thông thường khớp kiểu “lớp” sẽ được dùng nhưng hiện nay dùng chủ yếu là khớp hình “sao” – một trong những loại khớp thích hợp để hoạt động bền bỉ ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt như ngẫu lực xoắn, rung,  tải trọng va đập,… 
  • Khớp gồm 3 phần chính là thân, vòng đệm và bích
  • Bộ đệm kín có thể kiểm tra hoặc thay bằng cách tháo vòng đệm ra và không cần phải động tới mô tơ hay máy nén. 

5. Thứ tự lắp đặt trục khớp 

Ngoài các bước lắp đặt máy nén lạnh, để đảm bảo lắp đặt đúng kỹ thuật bạn cần phải tuân thủ thứ tự lắp đặt trục khớp máy nén. 

Cụ thể về các thứ tự lắp đặt:

  • Đặt máy nén và mô tơ vào vị trí đã định sẵn trên bệ máy. Đặt sao cho khoảng cách giữa trục mô tơ và trục máy phải cách nhau một khoảng lớn hơn 5mm sao cho phù hợp với máy. 
  • Lắp bích khớp vào vị trí đầu máy nén. 
  • Lắp phần chân của đồng hồ so lên trục mô tơ, đặt đồng hồ so lên đường kính ngoài khớp máy nén. Lúc này bạn nên điều chỉnh sao cho 2 trục càng khớp nhau càng tốt. 
  • Siết chặt bu lông máy nén và mô tơ lại sau khi đã điều chỉnh đúng tâm trục. 
  • Lắp thân khớp vào trục mô tơ sau đó khoan xiết bu lông lại. 
  • Lắp vòng đệm vào mặt bích của máy nén. 
  • Đặt thân khớp vào vòng đệm rồi xiết bi bu lông lại. 
  • Dùng tay xoay thử máy nén để kiểm tra lại sau khi lắp đặt. 

Lắp đặt nhanh chóng – chuẩn kỹ thuật tại Máy Nén Lạnh Bắc Ninh

Được biết, kỹ thuật lắp đặt máy nén lạnh rất phức tạp đòi hỏi thợ lắp đặt phải lành nghề, thực hiện đúng quy trình lắp đặt chuẩn kỹ thuật. Nếu bạn không muốn mất thời gian tìm kiếm hay mày mò lắp đặt thì có thể tham khảo ngay địa chỉ Máy Nén Lạnh Bắc Ninh – Đơn vị chuyên sửa chữa, phân phối, lắp đặt các sản phẩm máy nén lạnh uy tín hiện nay.

Với đội thợ kỹ thuật lành nghề ít nhất 2 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực máy nén lạnh, Máy Nén Lạnh Bắc Ninh cam kết:

  • Giá lắp đặt tốt nhất thị trường. 
  • Cam kết bảo hành dịch vụ dài hạn 
  • Lắp đặt nhanh chóng, đúng kỹ thuật, đảm bảo máy hoạt động ổn định, bền bỉ

Chỉ cần liên hệ ngay tới hotline: 098.306.6469, Máy Nén Lạnh Bắc Ninh đến ngay sau 30 phút và tư vấn tận tình đến bạn. 

Trên đây là các bước lắp đặt máy nén lạnh. Hy vọng rằng các bước trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về cách lắp đặt máy đồng thời tìm được đơn vị lắp đặt máy uy tín cho mình. Nếu vẫn còn thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay tới Máy Nén Lạnh Bắc Ninh để được tư vấn tận tình, chi tiết. 

 

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *