Tháp giải nhiệt là gì? Thông tin từ A – Z về hệ thống tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt, hay còn gọi là Cooling tower, là một hệ thống giải nhiệt thông qua sử dụng nước. Sản phẩm này thường được áp dụng trong sản xuất công nghiệp, các nhà máy điện, và hệ thống điều hòa không khí. Để hiểu rõ hơn về sản phẩm cũng như địa chỉ lắp đặt uy tín thì hãy theo dõi thông tin bài viết dưới đây của chúng tôi. 

Tháp giải nhiệt là gì?

Hiểu đơn giản, tháp giải nhiệt chính là một thiết bị được sử dụng để loại bỏ lượng nhiệt dư thừa của nước ra ngoài khí quyển. Thiết bị này hoạt động bằng cách chuyển giao nhiệt từ nước sang không khí hoặc bay hơi nước vào không khí để làm mát. Tháp giải nhiệt được áp dụng rộng rãi trong các ngành như điện lạnh, ngành nhựa, luyện kim, thủy hải sản, dược phẩm và cáp điện.

Tháp giải nhiệt giúp làm giảm nhiệt hiệu quả

Cơ chế hoạt động của tháp giải nhiệt là sử dụng sự bay hơi của nước vào không khí để loại bỏ nhiệt độ dư thừa hoặc thông qua quá trình trao đổi nhiệt với không khí để giảm nhiệt độ. Kết quả là nước được làm mát đáng kể trước khi được thải ra khỏi hệ thống. Việc tận dụng sự bay hơi giúp tháp giải nhiệt tiết kiệm năng lượng và giảm chi phí so với các thiết bị chỉ sử dụng không khí để loại bỏ nhiệt, như bộ tản nhiệt của ô tô.

Cấu tạo chung của hệ thiết bị tháp giải nhiệt

Tháp giải nhiệt có cấu tạo đơn giản gồm những bộ phận sau:

Phần thân và khung tháp

Phần khung của các tháp giải nhiệt thường được chế tạo từ kim loại hoặc hợp kim và được bao bọc bởi vỏ tháp bên ngoài. Trong trường hợp các tháp nhỏ hơn, thân tháp và khung thường được ghép lại thành một. Khung, thân tháp thường được làm từ sợi thủy tinh hoặc thép không gỉ. Các vật liệu này có ưu điểm là không bị bám rêu, chống bị oxy hóa và ăn mòn, dễ dàng vệ sinh và có tuổi thọ khá cao.

Quạt gió

Quạt gió trong tháp giải nhiệt là một bộ phận đảm nhận vai trò thổi không khí từ dưới lên trên. Bộ phận này giúp tạo lưu thông không khí trong tháp để thực hiện chức năng làm mát nước. Các quạt gió trong các tháp công suất lớn thường được làm từ hợp kim nhôm, đảm bảo độ bền bỉ và chịu được áp lực công suất cao. Trong khi đó, đối với các tháp nhỏ hơn, cánh quạt thường được làm bằng nhựa ABS. Quạt có độ bền cao và khả năng chịu được điều kiện môi trường khắc nghiệt.

Bộ phận quạt gió của tháp giải nhiệt

Vòi phun

Vòi phun là bộ phận có tác dụng phun cùng khả năng phân phối đồng đều lượng nước trên bề mặt của tấm tản nhiệt. Bộ phận vòi phun có tác dụng giúp tăng hiệu quả làm mát của tháp. Tương đương như quạt gió, chất liệu vòi phun thường được làm dựa theo công suất của tháp. Đối với các tháp giải nhiệt sở hữu công suất lớn thì vòi phun thường được làm từ hợp kim của nhôm. Đối với những loại tháp bé hơn thì vòi phun thường được làm từ nhựa ABS.

Tấm tản nhiệt

Bộ phận này thường được chế tạo từ chất liệu gỗ hoặc bằng nhựa. Tấm tản nhiệt có nhiệm vụ là phân tán đều lượng nước, từ đó giúp không khí đi qua lấy được nhiều nhiệt từ quá trình bay hơi. Bộ phận này có tác dụng làm tăng hiệu quả làm mát nước của tháp. 

Tấm tản nhiệt của thiết bị tháp giải nhiệt có 2 kiểu chính là tấm tản nhiệt dạng màng và dạng phun. Loại tấm tản nhiệt dạng màng có cấu tạo thiết kế từ các màng nhựa mỏng được ghép sát nhau. Khi nước từ trên cao rơi xuống sẽ tạo thành một màng nước mỏng. Điều này giúp diện tích tiếp xúc của nước với không khí được tăng đáng kể. Tấm tản nhiệt dạng phun sẽ làm nước bắn thành những hạt nhỏ hơn. Từ đó cũng góp phần làm tăng diện tích tiếp xúc của nước.

Bồn chứa nước

Bồn chứa nước được đặt ở đáy của tháp giải nhiệt và có chức năng chứa nước sau khi nước đã được làm mát. Thường bồn chứa nước được thiết kế với dạng điểm trũng hoặc có bộ thu nước để thu gom nước đã làm mát. Nước từ bồn chứa sẽ được đưa vào ống dẫn để quay trở lại vào quá trình làm mát tiếp theo.

Ngoài ra những bộ phận cơ bản trên, tháp giải nhiệt còn có một số bộ phận khác như: Hộp số, tấm chắn nước, hộp giảm tốc và nhiều bộ phận khác nữa. Tùy thuộc vào cấu trúc và mục đích sử dụng cụ thể của từng loại tháp giải nhiệt mà các bộ phận cấu tạo này có thể khác nhau tương đối. 

Nguyên lý hoạt động cơ bản của tháp giải nhiệt

Hiện nay trên thị trường có khá nhiều loại tháp giải nhiệt khác nhau để khách hàng lựa chọn. Tuy nhiên, chúng vẫn dựa trên một nguyên lý hoạt động tương tự và đa số hoạt động theo nguyên lý “làm mát bằng sự bay hơi”. Hiện nay, có hai loại tháp giải nhiệt chính tháp giải nhiệt tròn và tháp giải nhiệt vuông. Cùng tìm hiểu về nguyên lý hoạt động của hai loại tháp giải nhiệt này dưới đây.

Tháp giải nhiệt có nguyên lý hoạt động không quá phức tạp

Nguyên lý hoạt động cơ bản của tháp giải nhiệt tròn

Khi tháp giải nhiệt được khởi động, nước sẽ được phun từ trên xuống tấm tản nhiệt. Nước được phun theo dạng tia nhờ hệ thống đầu phun cùng với ống chia nước của thiết bị. Trong quá trình này, nguyên lý hoạt động của tháp giải nhiệt là sử dụng không khí mát từ bên ngoài đưa vào tháp qua cửa vào nằm dưới đáy tháp. Lúc này, nguồn không khí sẽ có chiều hướng di chuyển ngược lên, đi qua tấm tản nhiệt. Sau đó tiếp xúc với nước và mang theo hơi nước nóng đẩy ra bên môi trường bên ngoài.

Nước mát còn lại trong tháp sẽ giảm nhiệt từ 5 đến 12°C (tùy theo loại tháp) so với nhiệt độ ban đầu. Sau đó nước sẽ được đưa tới các nhà máy, xí nghiệp hoặc tòa nhà lớn để giải nhiệt cho máy móc và khu văn phòng. Nước nóng từ các nhà máy sau đó sẽ được đưa đến tháp hạ nhiệt và quy trình làm mát sẽ được lặp lại như trên.

Nguyên lý hoạt động cơ bản của tháp giải nhiệt vuông

Tháp giải nhiệt loại vuông thiết kế luồng khí đưa xuống bồn nước theo phương thẳng đứng, cùng chiều với lưu lượng nước chảy thẳng xuống do tác động của trọng lực. Nước sẽ được phân phối đều trên bề mặt màng giải nhiệt thông qua hệ thống phân phối nước dạng máng hoặc đầu phun. 

Đồng thời, không khí luân chuyển sẽ cuốn theo hơi nước nóng ra môi trường bên ngoài. Từ đó giúp làm giảm nhiệt độ của nước trong hệ thống tuần hoàn. Sau đó, nước mát sẽ được đưa tới nhà xưởng để giải nhiệt cho hệ thống máy móc và trang thiết bị tại đó, tương tự như tháp giải nhiệt nước dạng tròn.

Lợi ích tuyệt vời khi sử dụng tháp giải nhiệt

Không phải bỗng dưng mà thiết bị tháp làm mát lại được nhiều khách hàng ưu tiên lựa chọn sử dụng, đầu tư đến như vậy. Để có thể nhận được sự yêu thích của nhiều chủ thầu, khách hàng tin dùng cũng bởi sản phẩm giúp mang đến nhiều lợi ích lớn từ hiệu suất tới chi phí. 

Tháp giải nhiệt sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật

Tháp giải nhiệt có hiệu suất cao, khả năng giải nhiệt sâu

Tháp giải nhiệt nước có khả năng làm mát mạnh mẽ, giúp giải nhiệt sâu cho khu vực hoặc căn phòng rộng cần được làm mát. Với khả năng làm mát hiệu quả của mình, thiết bị này giữ cho nhiệt độ ổn định ở mức lý tưởng trong thời gian dài.

Hỗ trợ làm tăng năng suất vận hành của các thiết bị máy móc tới mức tối đa

Hầu hết các nhà máy sản xuất và các đơn vị kinh doanh đều sở hữu một số thiết bị máy móc cần hoạt động liên tục 24/24. Trong các ngành như thực phẩm, cấp đông, và chế biến, điều này trở nên đặc biệt quan trọng. Trong quá trình vận hành, động cơ của các thiết bị này thường nóng lên, và tại thời điểm này, tác dụng của tháp giải nhiệt công nghiệp trở nên vô cùng quan trọng.

Nhờ việc được làm mát bằng nước từ tháp giải nhiệt, lượng dầu bôi trơn các chi tiết máy luôn được duy trì ở mức ổn định và không bị quá nhiệt. Điều này giúp máy móc hoạt động một cách bền bỉ trong thời gian dài. Sử dụng tháp giải nhiệt nước không chỉ tăng cường hiệu suất vận hành mà còn kéo theo sự gia tăng lợi nhuận.

Tháp giải nhiệt nước giúp tăng tuổi thọ máy móc

Bên cạnh việc cải thiện hiệu suất hoạt động của máy móc, tháp giải nhiệt nước còn giúp tăng độ bền của các thiết bị. Dòng nước mát từ tháp hạ nhiệt giúp làm lạnh cho máy móc, ngăn chúng khỏi bị quá nhiệt khi hoạt động.

Nhờ vào điều này, tuổi thọ sử dụng của máy móc được kéo dài đáng kể. Đồng thời cũng góp phần giảm thiểu các sự cố hỏng hóc tiết kiệm chi phí sửa chữa. Việc bảo dưỡng hoặc thay thế linh kiện máy móc cũng giảm đi đáng kể. Điều này giúp tối ưu hóa các chi phí và tập trung vào sản xuất.

Ứng dụng phổ biến của tháp giải nhiệt trong công nghiệp

Tháp giải nhiệt được ứng dụng phổ biến tại các ngành công nghiệp

Công nghiệp sản xuất ở Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ. Với sự phát triển này, tháp làm mát đang được ứng dụng và sử dụng ngày càng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp và lĩnh vực khác nhau. Một số ngành công nghiệp phổ biến sử dụng tháp giải nhiệt bao gồm:

Công nghiệp sản xuất thép

Trong ngành công nghiệp sản xuất thép, việc làm mát là rất quan trọng do lượng nhiệt sinh ra từ các máy móc lớn. Tháp giải nhiệt nước công nghiệp đóng vai trò không thể thiếu để đảm bảo quá trình sản xuất không bị ảnh hưởng. Đặc điểm của sản xuất thép là quy mô lớn, do đó thường sử dụng các loại tháp giải nhiệt có công suất từ hàng trăm đến hàng nghìn RT.

Công nghiệp sản xuất nhựa

Trong công nghiệp sản xuất nhựa, tháp giải nhiệt thường được sử dụng để cung cấp nguồn nước mát giải nhiệt cho đầu khuôn ép. Khác với ngành công nghiệp sản xuất thép, ở đây không đòi hỏi công suất quá cao.

Một số ứng dụng khác

Ngoài ra, tháp làm mát hiện nay còn có nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm trong công nghiệp sản xuất hóa chất, chế biến thực phẩm, cũng như làm mát nước trong các hệ thống xử lý môi trường. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và yêu cầu cụ thể, có nhiều model tháp giải nhiệt khác nhau để khách hàng lựa chọn bao gồm: Tháp giải nhiệt dạng tròn, tháp giải nhiệt dạng vuông, tháp giải nhiệt kín, và nhiều loại khác.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan tới tháp giải nhiệt mà chúng tôi muốn chia sẻ tới quý bạn đọc. Chắc hẳn nội dung trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về thiết bị công nghiệp này. Để thi công tháp giải nhiệt chất lượng, giá tốt thì hãy liên hệ ngay với Máy Nén Lạnh chúng tôi. 

 

Đánh giá post

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *